Come together - Bài hát mà tôi vẫn thường hát

Come together



[tải bài hát về]



"Here come old flattop he come grooving up slowly
He got joo-joo eyeball he one holy roller
He got hair down to his knee
Got to be a joker he just do what he please



He wear no shoeshine he got toe-jam football
He got monkey finger he shoot coca-cola
He say "I know you, you know me"
One thing I can tell you is you got to be free
Come together right now over me



He bag production he got walrus gumboot
He got Ono sideboard he one spinal cracker
He got feet down below his knee
Hold you in his arms ya you can feel his disease
Come together right now over me



He roller-coaster he got early warning
He got muddy water he one mojo filter
He say "One and one and one is three"
Got to be good-looking 'cause he's so hard to see
Come together right now over me"









Xin chia sẻ cùng các bạn bài hát mà tôi thích nhất, chúng ta hãy "Xích lại gần nhau" và thường xuyên cùng nhau "uống cà phê" nhé! Chúc các bạn một ngày tốt đẹp.






dax.


Khi bạn thay đổi, tình thế của bạn sẽ thay đổi ...

"Nơi thích hợp nhất để bắt đầu điều mới mẻ bao giờ cũng là nơi bạn đang đứng!

Thay đổi suy nghĩ trước đã rồi hãy thay đổi địa chỉ!

Khi bạn thay đổi, tình thế của bạn sẽ thay đổi.

Đó là quy luật."



Rối bời suy nghĩ, tôi mở quyển sách và đọc vài dòng... tất cả dường như đã giải tỏa, tôi cảm thấy mình thoải mái hơn rất nhiều. Nhấp một ngụm cà phê! Vừa đắng vừa ngọt nhưng "đã".

Xin chia sẻ cùng các bạn trích dẫn trên mà tôi vừa đọc trong quyển "Happiness in a Nutshell" của Andrew Matthews trong bộ sách "Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi".

Xin cám ơn mẹ tôi đã tặng tôi quyển sách này vào những năm tôi còn trong quân ngũ.

Dax.

Thật là vui! Google đã có tiếng Việt

Chào các bạn!

Sau 1 năm không thường xuyên "dạo web", tôi bắt đầu lang thang trên internet để cập nhật tin tức, công nghệ, tìm ra lối thoát cho bản thân. Một điều thật bất ngờ, Blog của tôi bây giờ đã có tiếng Việt. Điều này thỏa lòng mong đợi của cá nhân tôi và cộng đồng dùng internet của Việt Nam, tôi dám nghĩ như thế, vô cùng cảm ơn Google đã kết nối toàn cầu lại với nhau.



Trong một năm qua, Blog này chỉ có một bài viết duy nhất do tò mò nghịch phá, tìm hiểu blog là gì.... Từ nay tôi sẽ cố gắng luôn cập nhật tin tức, chia sẽ cùng mọi người. Hãy ủng hộ "Ngày mai tươi sáng", Blog luôn chào đón và mong được kết giao cùng các bạn.





dax.

Thất bại để thành công - Kỳ 2: Ba lần trắng tay

TT - Như cây trước bão, Vũ Văn Nhị bầm dập tả tơi rồi gượng dậy từ đống hoang tàn. Vượt qua sóng gió cuộc đời, chàng trai xứ dừa Bến Tre đã chinh phục giới trẻ Sài Gòn bằng một thương hiệu thời trang.


Thất bại nối tiếp thất bại

Năm 1989, Võ Văn Nhị khăn gói lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Không tìm được cơ hội để tiếp tục với nghề cơ khí đã từng làm ở quê, Nhị đành “núp bóng tùng thê” dựa vào nghề may của vợ kiếm sống qua ngày. Thời đó, ai có chút tay nghề may xin vào xí nghiệp, tổ hợp hoặc nhận đồ may gia công là sống được. Chị may, anh lo ủi, xếp, giao hàng... Họ tạm chấp nhận với thu nhập đủ ngày hai bữa cơm.

Những thất bại liên tiếp trong những lần khởi nghiệp trước đây đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm cho những thành công sau này. Không có những kinh nghiệm đó, tôi sẽ không là tôi bây giờ.

VÕ VĂN NHỊ

“Hồi đó hàng may đi Liên Xô tấp nập như trẩy hội - Nhị kể - bởi cầu nhiều hơn cung, khách hàng không kén chọn, đa số là dân xuất khẩu lao động, chỉ cần có để mặc là được”

.

Nắm được nhu cầu này, Nhị cùng vợ chuyển sang may hàng gia công xuất khẩu cho các đầu mối ở trong nước. Nhị tự học thiết kế mẫu mã, mua vải về tự cắt, thợ may xong anh tự ủi, tự xếp, đóng gói, giao hàng... Anh quyết định đổ hết vốn ra đầu tư thêm máy móc, thuê nhà xưởng, tuyển công nhân, mở rộng sản xuất. Thiếu bao nhiêu, anh vay mượn thêm bạn bè để dồn tất cả vào những chuyến hàng xuất sang các nước Đông Âu.

Đùng một cái, đầu thập kỷ 1990, các nước Đông Âu sụp đổ, hàng ứ lại. Các đối tác bắt đầu khó dễ, bắt bẻ đủ thứ rồi không lấy hàng nữa, hoặc giao đợt sau mới trả tiền đợt trước. Lỡ phóng lao, Nhị phải theo lao. Nhị tiếp tục gửi hàng sang, nhưng tám chuyến hàng ra đi mà không một đồng xu trở lại. Trắng tay! Nhị mất hơn 280 triệu đồng, thời đó qui ra vàng cũng tròm trèm 70 lượng. Chưa kể vốn đầu tư mua máy móc, thuê nhà xưởng khoảng 20 lượng nữa, anh nợ như chúa chổm.

Không nản, Nhị gom “tàn quân” quyết tâm làm lại từ đầu. Mùa hè năm 1995, Nhị lặn lội đi khắp các trường học ở miền Tây xin nhận hợp đồng may gia công đồng phục học sinh. Anh giới thiệu mẫu mã đẹp, bền lại rẻ. Đặc biệt, anh đưa ra phương thức thanh toán mới: giao hàng xong mới nhận tiền. Cứ vậy, mỗi trường Nhị nhận may 500 - 600 bộ, gom góp các tỉnh có 54 trường nhận hợp đồng.

Năm đầu tiên, hàng giao trót lọt “tiền trao cháo múc”, ai nấy đều phấn khởi. Nhị tiếp tục “lấn” sâu vào các trường ở vùng sâu. Học kỳ 2 năm đó, anh nhận được hợp đồng may gần 100.000 bộ đồng phục học sinh, kể cả quần áo thể dục. Ai có ngờ đâu năm đó miền Tây bị lũ lụt hoành hành, nhà nhà thiếu ăn, con em bỏ học. Hàng Nhị làm xong vừa giao kịp khai giảng thì nước lũ đã dâng cao.

Một số trường nghỉ học, số khác vẫn mở lớp nhưng đến thu tiền thì chẳng ai có được đồng nào. Các trường cũng nhiệt tình, hứa đứng ra thu giùm. Nhưng học sinh nghèo quá, em đóng em không. Nhị kể: “Thậm chí có em mua một bộ giá 14.000đ, không trả nổi một lần, mình cho trả góp mỗi tháng 1.000đ. Trả được chín tháng thì đến hè. Nghỉ thu luôn. “Phi vụ” gia công cho các trường vùng sâu đã làm Nhị nợ thêm mấy trăm triệu đồng nữa. Anh trở thành “siêu chúa chổm”.

Đầu năm 2000, như người bệnh sau cơn hấp hối, Nhị lại cố gượng dậy lần nữa, nhận may hàng gia công cho người bạn làm trong ngành thời trang. Nhị là người trọng uy tín nên hàng cứ giao đầy đủ và đúng hẹn, nhưng tiền chi trả cứ nhỏ giọt dần dần rồi ngưng trả luôn. Cuối cùng, Nhị không thu hồi được vốn mà còn bị chiếm dụng thêm hơn 80 triệu đồng. Một lần nữa, Nhị lại trở về con số 0. Cứ hễ nghe ai nói đến may mặc là anh xanh như người bị trúng gió, bởi ba lần nỗ lực là ba lần trắng tay.

Làm lại từ đầu

Võ Văn Nhị (giữa): “Mình phải thường xuyên trực tiếp bán hàng để nghe khách nhận xét về sản phẩm của mình” - Ảnh: D.T.Hùng

Giống như một người lính mình đầy thương tích nhưng cũng đầy kinh nghiệm, Nhị rút ra kinh nghiệm: không thể làm gia công mãi được, mà chính mình phải làm chủ một thương hiệu. Nhị quyết định khởi nghiệp một lần nữa, mở một thương hiệu mới cho riêng mình: thời trang LANO.

Giải thích về cái tên ngộ nghĩnh này, Nhị cho biết trong những lần uống cà phê tán gẫu với bạn bè, anh em biết Nhị yêu thích và có năng khiếu về thời trang nên hay nói: “Thời trang là nó, nó là thời trang”. Thời trang là Nhị, “là nó”, bỏ dấu đi thì còn LANO, vừa gọn vừa dễ gọi, lại có phong cách riêng.

Những ngày làm chủ, vợ chồng Nhị càng khó khăn hơn. Vừa thiết kế, trực tiếp may, vừa lo đầu ra, vừa phải tính chuyện thu hút khách hàng. Nhị nghĩ: “Khách tới xem chưa đủ, khách mua hàng rồi vẫn chưa hay, khách tiếp tục quay lại mới là quan trọng”. Nhị mở hẳn những lớp đào tạo riêng cho nhân viên cửa hàng, những tiêu chuẩn đầu tiên nhân viên cần phải có là biết nở nụ cười, ăn nói nhỏ nhẹ, thái độ ân cần và nhất là chiều lòng khách.

Nhị kể: “Có lần một ông khách chừng 50 tuổi vào may áo sơmi. Mình trực tiếp đứng ra tư vấn cho khách. Trong khi mình đề nghị tay áo dài 60 phân thì ông khách muốn ngắn hơn, chỉ 55 phân. Mình cố thuyết phục nhưng ông khách vẫn cương quyết, mình phải chiều theo ý khách. Đến lúc giao áo, khách mặc thử thì chê “sao ngắn quá”, mình phải nhỏ nhẹ: “Thôi để em may cho anh cái khác”. Quả thật lần sau người khách quay lại mua thêm năm cái nữa. Thậm chí ông giới thiệu bạn bè rủ nhau tìm đến LANO”. Nhị đúc kết với nhân viên: “Một lần chiều khách bằng mười lần bán”.

Từ đầu năm 2006, LANO đã lập hẳn một website và tổ chức bán hàng qua mạng. Khách ở Úc, Mỹ, Canada, Pháp, Đức giờ đây chỉ cần nhấp chuột vào web của LANO là có thể đặt hàng, nhận hàng trong vòng hai tuần. Có những lúc khách vào mua hàng gặp ngay chính ông chủ mà cứ tưởng đó là nhân viên. Thậm chí, Nhị còn giả làm nhân viên bãi gửi xe để xem khách nói gì về sản phẩm của mình. “Đó là cách tốt nhất để tiếp cận thượng đế”, Nhị bộc bạch như vậy.

Đến nay, Võ Văn Nhị đã có hệ thống tám cửa hàng thời trang LANO ở TP.HCM, Vũng Tàu và Hải Phòng. Con đường đi tới với ngành thời trang của Nhị còn rất dài...

DƯƠNG THẾ HÙNG - Tuổi Trẻ

-----------------------

Ông là một “đại gia” ngành điện tử, chủ Công ty Dân Xuân, đang chuẩn bị xây cao ốc chợ điện tử Nhật Tảo, chủ siêu thị miễn thuế Mộc Bài... Nhưng trước khi là “đại gia”, ông đã từng nhiều lần trắng tay.

Kỳ tới: “Kính chào thất bại”

Thất bại để thành công - Kỳ 1: Lập kế hoạch cuộc đời

Ngã xuống, gượng dậy. Lại ngã xuống, rồi đứng lên... Như cây trước bão, họ bầm dập trong tả tơi rồi gượng dậy từ đống hoang tàn, làm đủ thứ việc để rốt cuộc đi đến thành công, thành đạt trong kinh doanh.


Nhìn lại đời mình, họ thấy thành công của họ được xây nên từ những kinh nghiệm quí của sự thất bại.

TT - Bây giờ, cái tên Vinafood đã là một thương hiệu sữa bột quen thuộc với nhiều người tiêu dùng cả nước, và ông chủ của Vinafood được giới doanh nhân xem là một tấm gương thành đạt.

Thế nhưng ít ai biết để thành công, ông chủ của Vinafood đã từng nhiều lần thất bại, khởi nghiệp từ việc sửa xe, đạp xích lô...

Thất bại triền miên

Quê Từ Ngọc Thọ ở xã miền quê Điện Phước, Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Năm Thọ 16 tuổi, người anh thứ hai của Thọ hi sinh trên chiến trường Campuchia, người anh kế bị sốc và tâm thần luôn từ đó, người mẹ khóc lòa cả hai mắt. Gia đình lâm vào cảnh khó khăn, Thọ quyết định ra Đà Nẵng học nghề. Thọ tìm đến nhà ông Bảy sửa xe để học nghề. Chẳng có đồng xu giắt lưng, nhưng nhờ quen biết

Thọ cũng được ông Bảy nhận vào học. Biết thân phận học “ké”, ngoài giờ làm Thọ chẻ củi, lau chân đèn, lư, xắt chuối cho heo ăn, lau chùi máy móc... Vậy là ông Bảy thương lắm, truyền nghề từ đầu đến cuối cho Thọ.

Ngày đi học nghề sửa xe, tối đi học tuần ba buổi, bốn buổi tối còn lại Thọ đạp xích lô. Vào nghề xích lô, Thọ tập đạp sao cho xe khỏi chổng, nhảy xuống thế nào cho khỏi té với đôi chân ngắn. Vậy mà cũng không xong, té lên té xuống, khách chê cười, không ai dám đi.

Vậy là chuyển nghề, Thọ mở riêng cho mình một tiệm sửa xe đạp. Chàng thanh niên 19 tuổi không lường hết được những phức tạp của việc ra riêng: khách hàng ít, tiền trả mặt bằng cao, tiền thợ hằng tháng đến vùn vụt... Mới ra riêng được vài tháng, “ông chủ tiệm sửa xe đạp” đã phải đóng cửa tiệm.

Thọ rơi vào tình trạng chán nản, đến nhà người bạn ở nhờ. Đêm nằm vắt tay lên trán nghĩ về tương lai mù mịt, Thọ quyết định thử thời vận lần nữa bằng cách nhảy xe đò vào Sài Gòn tìm cơ hội. Thọ theo học nghề đứng máy ép bông vải, được một thời gian lại bỏ đi học nghề sửa điện gia dụng.

Ban đầu lấy mối từ người bà con, sau đó tự hình thành các mối sửa điện nhà. Sau ba năm làm nghề, Thọ đã làm được một việc lớn: mua được ngôi nhà nhỏ 3,5mx 7m. Năm đó, Thọ cũng làm thêm được một chuyện lớn trong đời: lấy vợ. Cha mẹ già ở quê đã bắt đầu ngẩng mặt với hàng xóm.

Thêm một bước ngoặt trong đời Thọ. Có một người Hoa nhập khẩu chiếc máy làm chiếu tre cần người hợp tác. Cơ hội làm chủ đây rồi. Mừng quá, Thọ chẳng ngần ngại cùng với một người bạn về quê lùng tre, đốn tre, cưa tre...

Trong một lần đốn tre bị dằm bắn vào mắt, Thọ phải nằm viện hết một tháng. Nhưng cái họa này không bằng cái họa lớn hơn: tre không thành sản phẩm được. Thử hoài, bao nhiêu bận cũng không thành, Thọ mới phát hiện một điều thật cơ bản: tre ở Trung Quốc là tre núi, không có nước, rất chắc nên khi bỏ hóa chất vào đánh ra thành tre đẹp, bóng, không teo.

Còn tre ở miền Trung thường gần sông nên nước nhiều, tiếp xúc với gió nhiều, nên tre cạ với nhau làm mặt cây bị trầy đi, mà mặt thâm thì thâm tới tận bên trong, khi bỏ hóa chất để đánh cũng không bao giờ hết được.

Vậy là thất bại, trả máy lại cho ông bạn người Hoa. Nợ nần chồng chất, Thọ quyết định bán ngôi nhà đang ở. Lúc này vợ chồng Thọ đã có một cô con gái, cô con gái thứ hai trong bụng mẹ chuẩn bị chào đời. Đặt lưng trên chiếc giường trong ngôi nhà thuê, người thanh niên miền quê miên man suy nghĩ: chẳng lẽ thành công không bao giờ đến với mình?


Vượt kế hoạch ba năm

Thành công là do chính bản thân mình biết vượt qua những gì mình đã có, và thành công luôn sẵn lòng mở đường cho những ai biết nghiêm túc vạch ra kế hoạch cho cuộc đời

Từ Ngọc Thọ

Gia đình liên tục điện thoại an ủi: “Số của con gặp nhiều chuyện xui”. Bạn bè thì động viên: “Số của mày chưa tới”... Còn Thọ sau nhiều ngày suy nghĩ mới ngộ ra: thật ra có một nguyên nhân là mình quá chủ quan về bản thân, có tính toán gì trước đâu mà không thất bại!

Ít nhất khi có máy thì phải tính toán, phải viết ra kế hoạch, chuẩn bị ra sao, cái gì làm trước, cái gì sau, nguyên liệu chính là gì, sẽ như thế nào... Đằng này...

Đó cũng là lần đầu tiên từ khi rời quê, Thọ lấy giấy bút đặt ra một kế hoạch sắp tới cho đời mình: “Thọ 2001: chưa có gì trong tay”, và một mũi tên chạy qua hết góc phải tờ giấy khoanh tròn chữ: “Thọ 2008: chủ một cơ sở”.

Gom góp toàn bộ số tiền còn lại, Thọ tìm mua một lô đất nhỏ nằm dưới dây điện cao thế mà ai cũng chê, xây lên ngôi nhà cấp 4. Thọ vừa là thợ hồ, thợ sơn, thợ đào móng, hì hục làm cả ngày đêm.

Khi ngôi nhà chưa xây xong, Thọ đăng rao bán ngôi nhà trên báo. Có 20 người đến xem nhà và một ông khách đặt cọc. Sướng quá, mình vừa mới “chết” mà nay trong vòng chưa được một tháng đã lời liền 10 lượng vàng. Đã có tiền đủ để nghĩ đến kế hoạch làm chủ một cơ sở nhỏ.

Thọ bắt đầu lại từ căn bản là đi học những khóa học của Đại học Kinh tế: chuyên viên kinh tế, giám đốc kinh doanh. Hằng ngày Thọ đi khắp các chợ xem người ta mua hàng như thế nào, cách mua ra sao, sau đó lên danh mục kinh doanh một số mặt hàng, trong đó nổi trội là sữa bột.

Thọ mạnh dạn bỏ tiền ra thuê cả một đội ngũ nghiên cứu thị trường đến từng nhà xem người ta thường sử dụng loại sữa gì, giá cả ra sao... Kế hoạch bài bản, đáp án cho những ngày Thọ dày công nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường, nhu cầu khách hàng đã có: thị trường sữa bột có những “vùng” dành cho các công ty ra đời sau.

Ba năm nghiên cứu, chọn nguyên liệu nhập, mở xưởng đóng gói với gần 50 nhân viên từ công nhân đến đội ngũ tiếp thị, Thọ thành lập Công ty TNHH thực phẩm Vina vào cuối năm 2005. Mục tiêu “Thọ 2008: chủ một cơ sở” đã đạt được, vượt kế hoạch ba năm!

Đến nay, Vinafood của Từ Ngọc Thọ đã có những sản phẩm sữa được nhiều người tiêu dùng cả nước biết đến như: DHA phát triển trí não, canxi tăng chiều cao, canxi cho người lớn tuổi, sản phẩm cho người gầy, sản phẩm cho người mang thai... Thọ nói nếu không có những thất bại đầu đời làm kinh nghiệm quí giá, anh sẽ không có thành công như hôm nay.

ĐẶNG TƯƠI - Tuổi Trẻ

oOo

Đưa hàng đi Đông Âu, các nước Đông Âu sụp đổ, hàng ứ. Về miền Tây nhận thầu may đồng phục học sinh, lũ lụt tràn về, mất trắng. Nhận may gia công, hàng cứ giao mà bị quịt tiền công... Nhưng anh vẫn cứ “ngoi” lên.

Kỳ tới: Ba lần trắng tay